Có thể ăn trứng không, nếu bạn bị tiểu đường?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Thắng – Phó khoa khám bệnh & Nội khoa kiêm trưởng Đơn nguyên Nội trú Nội – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Mặc dù trứng có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng ăn nhiều trứng cũng có thể làm tăng cholesterol. Điều này làm ảnh hưởng đến những bệnh nhân tiểu đường. Cần điều chỉnh việc ăn trứng hợp lý để vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa hạn chế bệnh tật.
1. Có nên ăn trứng khi bị bệnh tiểu đường
Trứng là một loại thực phẩm nhiều chức năng và là nguồn protein tuyệt vời.
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ coi trứng là một lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Đó là bởi vì trong thành phần của một quả trứng lớn chứa khoảng nửa gram carbohydrate, vì vậy, nó không có khả năng làm tăng đường huyết.
Khô bò là thịt đã được loại bỏ mỡ, cắt thành sợi và sấy khô. Nó là loại thực phẩm giàu protein, phù hợp để làm bữa ăn nhẹ với lượng protein lên tới 9 gram trên mỗi 28 gram khô bò.
Món khô bò thường được chế biến từ thịt bò, thịt gà, cá hồi và được tìm thấy nhiều ở cửa hàng tạp hóa. Tuy nhiên, khô bò trong cửa hàng tạp hóa thường có nhiều đường và hóa chất nhân tạo. Cách tốt nhất để có món khô bò ngon là tự chế biến, trong đó chỉ sử dụng thịt và một số gia vị.
2. Hỗn hợp hạt và trái cây khô (Trail mix)
Trail mix là món ăn kết hợp trái cây với các loại hạt khô, có thể ăn kèm sô cô la và ngũ cốc. Đây là loại thức ăn giàu protein, cung cấp 8 gram protein trong khẩu phần 57 gram.
Nếu muốn tăng hàm lượng chất đạm (protein) lên nữa, bạn có thể sử dụng các loại hạt như hạnh nhân hoặc quả hồ trăn thay vì các loại hạt khác như quả óc chó hoặc hạt điều. Trái cây kết hợp với hạt khô làm cho thực phẩm rất giàu calo. Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều các loại hạt tại một thời điểm mà nên chia nhỏ ra.
3. Bánh sandwich cuốn gà tây
Bánh sandwich cuốn gà tây là một món ăn nhẹ giàu protein, ngon và bổ dưỡng. Thành phần gồm có phô mai và rau được bọc bên trong những lát ức gà tây. Nó cơ bản là một bánh sandwich, chỉ là không có bánh mì.
Loại thức ăn giàu protein và ít carbs như bánh sandwich cuốn gà tây đã được chứng minh là giúp cải thiện lượng đường trong máu và giảm ham muốn ăn uống. Mỗi miếng bánh chứa khoảng 5 gram protein từ gà tây và phô mai cùng một số chất dinh dưỡng khác và chất xơ từ cà chua và dưa chuột.
4. Parfait sữa chua Hy Lạp
Sữa chua Hy Lạp là một món ăn nhẹ lành mạnh và giàu protein, với 20 gram protein cho mỗi ly (224 gram). Ngoài việc là một nguồn cung cấp chất đạm tuyệt vời, sữa chua Hy Lạp còn chứa nhiều canxi, rất quan trọng đối với xương.
Để có được món sữa chua ngon lành mà vẫn cảm giác no bụng, bạn có thể kết hợp một cốc sữa chua với granola và quả mọng trộn thành từng lớp. Việc bổ sung granola vào sữa chua cung cấp thêm 4 gram protein mỗi 28 gram. Tuy nhiên, granola có lượng calo cao và giúp tăng cảm giác thèm ăn, do đó bạn nên ăn một lượng vừa phải. Thích hợp nhất là từ một đến hai muỗng.